Cấu tạo ÁO THUN

CẤU TẠO CHIẾC ÁO THUN

[Một chiếc áo thun hoàn chỉnh sẽ là sự ráp nối thẩm mỹ của nhiều chi tiết rời. Và mỗi chi tiết rời này đều có thể là những màu khác nhau, để phối nên chiếc áo thun độc đáo, mang màu sắc riêng biệt]

[Cấu tạo áo thun đồng phục cổ tròn]

[Cấu tạo áo thun đồng phục cổ trụ]


Một chiếc áo thun hoàn chỉnh được may, được ráp nối từ rất nhiều chi tiết (bộ phận) khác nhau, Qúy khách cùng team tư vấn đồng phục 247 tìm hiểu về các chi tiết (bộ phận) cấu tạo thành chiếc áo thun, trong đó bao gồm cả áo thun đồng phục nhé!

1. Cổ áo thun

- Phân loại: Dựa vào hình dáng cổ áo, người ta tạm chia áo thun thành 3 loại áo thun thông dụng, đó là

  • Áo cổ bẻ, hay áo polo hay áo cổ trụ: là loại áo thun có phần cổ áo cao, ôm cổ và được bẻ ra sau áo như cổ của áo sơ mi. Chính vì vậy, loại áo polo này còn có các tên gọi khác nhau là áo cổ bẻ hay áo cổ trụ >>> Tham khảo mẫu áo cổ trụ
  • Áo cổ tròn: là loại áo thun có cổ được khoét tròn >>> Tham khảo mẫu áo cổ tròn
  • Áo cổ tim: là loại áo thun có cổ được khoét hình trái tim, với phần nhọn của trái tim hướng xuống phía ngực >>> Tham khảo mẫu áo cổ tim

- Chất liệu: Cổ áo thun có thể làm từ bo cổ dệt, hoặc từ vải thun.

- Màu cổ: Bo cổ cũng có nhiều lựa chọn để phối như bo cổ đơn sắc hay bo cổ có line. Bo cổ có line thì lại có các lựa chọn như line trong/line ngoài, 1 line/2 line, với đa dạng các màu line khác nhau.

2. Trụ áo thun:

[Các kiểu trụ áo thun]

- Mô tả: Trụ áo gồm 2 miếng vải thun rời được may vào chân cổ áothân áo trước. Trụ áo giúp mở rộng phần cổ để dễ dàng chui đầu mặc áo. Thông thường thì các áo có may trụ đều không khoét rộng cổ; và hay kết hợp với cổ bẻ. Chính vì vậy, áo cổ bẻ còn được gọi là áo cổ trụ .

- Phân loại: Phần trụ áo này cũng chia thành 3 loại trụ áo phổ thông dựa vào kiểu dáng, như:

  • Trụ 2 lá tiêu chuẩn: Trên trụ này thường có đóng 2-3 nút
  • Trụ V: Có hình dạng chữ V, ngắn và thường không đóng nút
  • Trụ 2 lá ngắn: Hình dáng như trụ áo 2 lá tiêu chuẩn, nhưng có chiều dài ngắn hơn. Do đó, trụ áo 2 lá ngắn thường không đóng nút, hoặc  chỉ đóng 1 nút.

- Màu trụ áo: Có thể phối theo yêu cầu. Phối màu/in/thêu từng lá trụ hay 2 lá trụ.

Lưu ý: trụ áo cũng có thể được may ở áo cổ tròn, cổ lãnh tụ,… theo yêu cầu

3. Tay áo:

[Các kiểu tay áo thun]

- Phân loại: Dựa vào việc vị trí tay áo kết nối với thân áo, người ta chia tay áo thành 2 kiểu cơ bản là tay raglantay ráp nách (tay tiêu chuẩn).

- Màu tay áo: Có thể chọn màu vải tay áo theo yêu cầu. Có thể in/thêu/đính túi,....trên tay áo theo yêu cầu.

4. Lai tay áo:

[Các kiểu lai áo thun]

- Phân loại:  Thường có 3 kiểu như sau:

  • Lai tay áo kansai (gọi tắt là tay kansai):  Là vải ở phần tay áo được gập lại để chạy kansai. Đặc điểm tay kansai là tay áo sẽ không ôm cánh tay.
  • Lai tay áo có bo (gọi tắt là tay bo): Bo tay dệt sẽ được may áo vào ống tay áo, để ôm vào cánh tay. Cũng giống như bo cổ, bo tay cũng có nhiều lựa chọn màu sắc, cũng như các kiểu chạy line, màu line.
  • Lai kansai có nhú (gọi tắt là lé tay hay nhú tay):  Vải khác màu sẽ nhú ra khỏi lai tay áo kansai.

5. Thân áo trước, thân áo sau: là những mảnh vải rời nhau, do đó, có thể phối màu theo ý thích. Ví dụ như thân áo trước màu trắng, thân áo sau màu xanh đen chẳng hạn. Trên mỗi thân áo có thể in/thêu/ráp phối các kiểu theo yêu cầu.

6. Túi áo: Có thể để ở phần ngực, hoặc tay áo hoặc vị trí theo yêu cầu. Túi áo là chi tiết tách rời, nên có thể tùy chọn màu túi và in/thêu nội dung trên túi theo yêu cầu.

7. Xẻ tà áo: là thuật ngữ chỉ kỹ thuật may để lai thân áo trước và lai thân áo không kết nối liền mạch với nhau, mà có một khoảng cách.

8. Lệch tà: là thuật ngữ chỉ việc cắt may áo thun có tà sau dài hơn tà trước.

9. Tay dài: là phần tay áo được cắt và may dài. Có 2 loại tay dài là tay dài tiêu chuẩntay dài nối. Trong đó, tay dài nối thì có tay áo dài thêm sẽ được nối bên trong với tay kansai ngắn. Và phần lớn thì dài tay nối này sẽ có màu khác với màu tay kansai.

10. Nhú vai (lé vai): Vải khác màu sẽ chạy dọc phần vai, kết nối giữa thân áo trước và thân áo sau

 

[Áo thun cổ tròn vàng có phối bo cổ và bo tay màu đen] 

Như vậy, một chiếc áo thun hoàn chỉnh sẽ là sự ráp nối thẩm mỹ của nhiều chi tiết rời. Mỗi chi tiết rời này đều có thể có những màu khác nhau để tạo nên sự độc đáo, riêng biệt của áo thun nói chung hay đồng phục áo thun nói riêng. Tuy nhiên, bất cứ sự phối màu, phối chi tiết này cũng nên cân nhắc, để đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể của đồng phục. Qúy khách có thể tham khảo thêm về màu vải, size áo, catalogue các kiểu phối trên áo thun.

Chúng tôi có đủ năng lực để cung cấp đồng phục theo các yêu cầu đặc biệt. Vui lòng liên hệ số hotline 0906 775 993 hoặc sales@dongphuc247.vn để chúng tôi báo giá chính xác theo các yêu cầu của Qúy khách. Cảm ơn!

BGĐ đồng phục 247
 
z