Bánh xe màu sắc và ứng dụng trong phối màu ĐỒNG PHỤC
Bánh xe màu sắc (vòng tròn màu sắc) đó là nền tảng cơ bản trong thiết kế. Nếu bỏ qua điều này nó như là việc làm nhà mà bỏ qua phần nền móng vậy!
Vì vậy, để tự do sáng tạo trong thiết kế thời trang, thiết kế đồng phục thì, ý tưởng tốt là nên bắt đầu từ bánh xe màu sắc. Khi bạn đã hiểu nó, nghĩ về nó, thì lựa chọn của bạn có thể làm ngạc nhiên chính bạn.
Màu cơ bản
Màu cấp 2
Màu cấp 3
Màu tương phản
Màu trung tính
Màu tương đồng
Màu chủ đạo
Màu độc sắc
Cách lựa chọn màu thiết kế từ bánh xe màu (phối màu)
Kiểu chọn màu đơn sắc
Chọn màu liên tục
Kiểu chọn màu tương phản
Kiểu chọn màu tương phản bổ xung
Kiểu chọn màu hình vuông và chữ nhật
Tổng kết về các phương pháp chọn màu (phối màu) từ bánh xe màu
---
1. Khái niệm cơ bản về bánh xe màu sắc khi thiết kế thời trang, thiết kế đồng phục
Khi bạn đã hiểu các kiến thức cơ bản về màu sắc, nó giúp cho bạn lựa chọn màu một cách dễ dàng, phù hợp và thú vị. Thực tế thì bạn càng nắm rõ về màu sắc, bạn càng thấy thú vị trong việc lựa chọn gam màu thiết kế thời trang, đồng phục, hay đơn giản là mix đồ trang phục bạn mặc hàng ngày.
Trong phần ý nghĩa của màu sắc, chúng ta đã biết mỗi màu sắc nó gây ra một hiệu ứng cảm xúc cụ thể. Tác động của màu sắc lên chúng ta có thể lớn hơn so với bạn nghĩ, mỗi màu sắc có một năng lượng nội tại của nó (điều này chúng ta nói trong một phần khác).
Bánh xe màu sắc được cấu tạo từ 12 màu chủ đạo hoặc mở rộng hơn theo quy tắc khi cần lượng màu phong phú hơn. 12 màu của bánh xe màu sắc gồm: Các màu cơ bản, các màu cấp 2, màu cấp 3 và màu bổ túc nếu cần.
Các màu cấu tạo nên bánh xe màu sắc:
*** Các màu cơ bản (màu chính - màu cấp 1): Đỏ - Red Vàng - Yellow Xanh - Blue
Vị trí các màu cơ bản ở vòng tròn màu sắc
Ví dụ về trộn màu cơ bản với nhau tạo ra các màu khác.
Đây là 3 màu mà theo lý thuyết màu sắc việc pha trộn chúng với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại. Ba màu đó trộn đều cùng tỉ lệ sẽ cho màu đen.
*** Các màu cấp 2: Tím - purple Cam - Orange Xanh lá cây - Green
Các màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản lại với nhau. Có ba màu cấp 2. Chúng là màu tím (xanh + đỏ), cam (đỏ + vàng), và xanh lá cây (vàng + xanh).
Màu cấp 2
*** Các màu cấp 3:
Việc pha trộn các màu cơ bản với màu cấp 2 sẽ tạo ra các màu cấp 3, gồm có 6 màu: yellow-green, blue-green, blue-violet, red-violet, red-orange, and yellow-orange.
Các màu cấp 3 trong vòng tròn màu sắc
Từ 12 màu trên, với các sắc độ (tone) khác nhau (Độ đậm nhạt của một màu khi pha thêm màu trắng, đen) tạo ra vòng tròn màu sắc đầy đủ.
Màu sắc với cường độ màu khác nhau
Cuối cùng chúng ta có vòng tròng màu sắc dưới đây, từ vòng tròn màu này nó sẽ gợi ý giúp bạn chọn ra cách phối màu cho trang phục thời trang.
2. Một số khái niệm bổ sung về màu sắc
Màu tương phản: Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Ở vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn. Các cặp màu tương phản chính đó là:
Đỏ - Red Lục - Green
Vàng - Yellow Tím - Purple
Lam - Blue Cam- Orange
Màu trung tính: Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh, đó chính là màu xám
(Nguồn gốc màu xám)
Màu tương đồng: Một nhóm màu, đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu (không cần phần biệt nóng - lạnh), khi chúng đứng gần nhau trông khá giống nhau.
Các màu gần nhau tạo ra màu tương đồng.
Màu chủ đạo: Là màu chiếm diện tích trội nhất, chi phối toàn bộ hoà sắc. Màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm. Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm.
Màu độc sắc: Chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế.
Bằng cách pha đen - trắng tạo ra một nhóm màu độc sắc.
3. Lựa chọn màu sắc từ bánh xe màu khi thiết kế thời trang và đồng phục
Chọn màu đơn sắc: Chỉ chọn một màu (Monochrome) trong bánh xe màu
(Chọn màu đơn sắc)
Chọn màu liền kề (liên tục): Từ bánh xe màu sắc, chọn ra các màu gần nhau để bài trí và thiết kế nội thất. Các màu này gọi là màu liền kề (hoặc tương tự Analogous).
Chọn màu liên tục khi thiết kế nội thất
Chọn màu theo cặp màu tương phản nhau: Các cặp màu tương phản (complementary) nhiều năng lượng bởi vì trong tự chúng đối chọi nhau, trong vòng tròn màu chúng đối xứng nhau; màu tương phản thì đi theo cặp màu nóng (đỏ,cam,vàng ...) và lạnh (xanh lá cây, lam, tím ...) có một sức căng tự nhiên của loại màu này. Dù bạn có chú tâm hay không nhưng trong não luôn tìm kiếm sự hài hòa của màu sắc, do vậy sự căng này của màu tương phản là bất thường với não và gây chú ý và bạn phải dừng lại để nhìn.
Màu tương phản trong tự nhiên
Chọn màu tương phản nhau khi bạn cần sự nhấn mạnh, thu hút.
Phối màu tương phản trong thời trang
Chọn theo cặp màu tương phản bổ sung (màu kiểu T): Kiểu chọn theo hình chữ T từ vòng tròn màu sắc, suy diễn từ cặp màu tương phản. Nó gồm một màu tương phản và hai màu bên cạnh màu tương phản kia (xem hình). Việc chọn màu kiểu này giúp cho đa dạng màu hơn và nhiều khi bạn không muốn nhận thấy sự rõ ràng của tương phản.
(Kiểu chọn màu tương phản bổ xung split-complementary)
Màu tương phản bổ sung trong thời trang
Chọn màu theo hình tam giác: Là cách tìm ra ba màu chủ đạo trên vòng tròn màu, ba màu chính là ba đỉnh của tam giác đều. Màu tam giác (triad) mô tả như hình vẽ. Bạn chọn kiểu này khi cần có nhiều màu để phối hợp.
Chọn màu theo hình tam giác
Chọn màu theo hình vuông (chữ nhật): Cách sử dụng tương tự như tam giác, khi cần sự đa dạng của màu sắc. Có hai kiểu chọn. Theo hình vuông và theo hình chữ nhật(tetrad) từ đó chọn ra bốn màu ở đỉnh. Mô tả cách chọn như sau:
Chọn màu theo sơ đồ hình vuông
Chọn màu theo sơ đồ hình chữ nhật.
#4. Tổng kết về bánh xe màu sắc trong thiết kế thời trang và đồng phục
Bánh xe màu sắc gồm 12 màu chính được sắp xếp trên một hình tròn
Bánh xe màu sắc là công cụ gợi ý người thiết kế thời trang chọn màu. Với các hướng dẫn trên từ vòng tròn màu sắc giúp cho ta có các cách chọn màu sau (ngoài ra kiến thức về màu nóng, lạnh ... bạn xem các bài khác):