Tìm hiểu quy trình sản xuất ÁO THUN ĐỒNG PHỤC

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC. 

Để có một chiếc áo thun đồng phục hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, chúng tôi đã phải thực hiện rất nhiều công đoạn sản xuất như làm rập, cắt vải, in ấn, may thành phẩm, đóng gói bao bì, giao hàng... Mời Qúy khách tìm hiểu các công đoạn trong quy trình sản xuất áo thun đồng phục với bài chia sẻ dưới đây!

1) Làm rập, đi sơ đồ cắt và cắt vải:

- THIẾT KẾ RẬP CẮT: Theo yêu cầu của mẫu sản phẩm áo thun cần sản xuất, bộ phận thiết kế rập sẽ thiết kế ra loại rập bán thành phẩm. Mỗi sản phẩm áo thun sẽ có bộ rập bán thành phẩm khác nhau, như rập áo thun cổ bẻ, rập áo thun cổ tròn, rập áo thun cổ tim, rập áo thun cổ bẻ tay raglan, rập áo thun nam, rập áo thun nữ, rập áo thun trẻ em,....Một bộ rập bán thành phẩm sẽ có nhiều size như yêu cầu cần sản xuất.

- ĐI SƠ ĐỒ CẮT VẢI: Sau khi có bộ rập bán thành phẩm với các size khác nhau, bộ phận cắt sẽ kiểm tra chất lượng vải và bắt đầu trải vải trên bàn cắt tương ứng với số lượng áo của đơn hàng cần sản xuất. Sau đó, sẽ đặt rập bán thành phẩm lên phần vải vừa trải ra, và vẽ sơ đồ cần cắt vải.

- CẮT VẢI: Công đoạn cắt vải được thực hiện bằng máy cắt công nghiệp dưới sự điều khiển của các kỹ thuật viên thuộc bộ phận cắt. Sau đó, những phần vải thừa được loại bỏ và bắt đầu tiến hành kiểm tra, phân loại và đánh số trên bán thành phẩm để chuyển sang công đoạn in trên áo.

- CHUẨN BỊ PHỤ LIỆU MAY ĐẦY ĐỦ: Mỗi loại áo cần phụ liệu may mặc khác nhau như bo cổ, bo tay, nút, keo, dây xương cá, size... nên cần chuẩn bị đầy đủ để sau khi hoàn tất công đoạn trang trí áo bằng in hoặc thêu, thì áo sẽ được may thành phẩm liền, mà không mất thời gian chờ đợi đủ nguyên phụ liệu của áo.


2) Trang trí áo:

Để tiến hành trang trí áo, tùy theo yêu cầu sẽ là in hay thêu các chi tiết, họa tiết lên áo. Dù cho là in hay thêu trên áo thun, thì vẫn phải cần mẫu thiết kế hoàn chỉnh màu các họa tiết cần in hay thêu, xác định vị trí và kích thước cần in hoặc thêu.

Sau đó, trải từng mảnh vải áo bán thành phẩm cần in thêu trên mặt phẳng để tiến hành in hoặc thêu với các kỹ thuật và công đoạn khác nhau.

 Và cuối cùng là thực hiện việc kiểm tra, phân loại và đánh số bán thành phẩm đã in/thêu trước khi chuyển sang cho công đoạn may hoàn chỉnh.


3May áo thun hoàn chỉnh

Vải bán thành phẩm được đưa lên chuyền may để may thành áo thun hoàn chỉnh theo yêu cầu của đơn hàng. Mỗi loại áo thun có nhiều công đoạn may khác nhau. Quá trình này luôn được kiểm tra trên truyền để đảm bảo sản phẩm may đúng yêu cầu của đơn hàng.

Sau khi đi may hoàn tất, áo thành phẩm được kiểm tra, phân loại và chuyển sang giai đoạn hoàn chỉnh áo với việc làm khuy, đóng nút và cắt chỉ.


4) Đóng gói hoàn thiện:

Sau công đoạn làm khuy, đóng nút, cắt chỉ thì áo thun sẽ được chuyển sang bộ phận ủi, xếp và đóng gói để cho ra những chiếc áo chỉn chu và hoàn hảo.

Áo thun được xếp gọn và cho vào bao bì, sau đó đóng thành từng khối nhỏ, dán thông tin size tương ứng và kiểm tra số lượng áo đúng với đơn hàng sản xuất. Sau đó, áo thun đồng phục sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng.

♥♥♥

Với sự phát triển không ngừng về ý tưởng sáng tạo, chất lượng sản phẩm luôn được cải tiến cùng với đội ngũ nhân sự trẻ, đầy nhiệt huyết và chuyên môn cao, Đồng phục 247 ít nhiều đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công việc và hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Qúy khách có nhu cầu đặt đồng phục nói chung hoặc đồng phục áo thun nói riêng, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 0906 775 993 hoặc sales@dongphuc247.vn hoặc (028) 66 540 560.  Chúng tôi có đủ năng lực nhận làm các đơn hàng đồng phục có in thêu theo yêu cầu!

Nhóm tư vấn - Đồng Phục 247
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục
 
z