Các cách xử lý hiện tượng quần áo xù lông

HIỆN TƯỢNG XÙ LÔNG VÀ VÓN XƠ TRÊN MẶT VẢI

Xù lông ( puzzing ) vón cục xơ (pilling) là hiện tượng một hoặc nhiều xơ sợi xuất hiện trên bề mặt vải. Các xơ này có thể xoắn rối lại với nhau tạo thành hạt trên bề mặt vải , gây ra sự mất mỹ quan trên bề mặt vải. Nguyên nhân là do quá trình ma sát sơ xợi.

Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây về các yếu tố khác nhau tạo nên xù lông và vón cục trên mặt vải, từ đó có cách khắc phục và bảo quản để quần áo không bị xù lông hoặc vón cục xơ.


1) Thành phần xơ sợi:

Tuỳ thuộc vào thành phần xơ sợi tạo nên sợi vải, khuynh hướng xảy ra tình trạng vón cục trên mặt vải sẽ khác nhau. Thành phần sợi có thể là tự nhiên như bông, lanh, len và lụa , hoặc xơ sợi tổng hợp  như acrylic, polyester, lycra và các loại khác) hoặc hỗn hợp (ví dụ: hỗn hợp bông-polyester hoặc hỗn hợp len-acrylic). Như một quy luật chung, đối với sợi tự nhiên khuynh hướng này ít hơn xơ sợi tổng hợp.

Thông thường xơ sợi tự nhiên có chiều dài xơ ngắn hơn và độ bền thấp hơn xơ sợi tổng hợp. Do đó, khi ma sát, các vón xơ hình thành trên bề mặt vải bị phá vỡ bóc tách khỏi bề mặt vải trước khi hình thành vón cục. Vải từ xơ sợi tổng hợp thì do xơ bền và có chiều dài, nên các các vón xơ này bị giữ lại.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác

  • - Sợi pha trộn thành phần các vật liệu khác nhau có khuynh hướng tạo xù lông và vón xơ nhiều hơn so với các vật liệu tinh khiết.
  • - Sợi có chỉ số lớn ít có xu hướng xù lông hơn sợi mảnh.
  • - Độ xoắn tăng làm cho xơ gắn bó chặt chẽ hơn trong sợi và do đó làm giảm các xu hướng xù lông và vón cục.
  • - Sợi có hình dạng phẳng , tròn , mịn có xu hướng tạo vón cục nhiều hơn.
  • - Sợi tổng hợp hay sợi kỵ nước ( hidrophilic) có xu hướng tạo vón cục nhiều hơn sợi tự nhiên.
  • - Chiều dài xơ ngắn là một nguyên nhân gây ra xù lông

 

2) Cấu trúc vải:

Vải dệt kim  luôn có xu hướng xù lông và tạo vón xơ ( pilling) hơn vải dệt thoi. Lý do là mặt vải dệt kim luôn có xu hướng dễ bị ma sát cao hơn mặt vải dệt thoi.

Bởi vải dệt kim là kết cấu của các hệ thống các vòng sợi, trong khi vải dệt thoi là tổ hợp xen kẽ phẳng của hai hệ thống sợi ngang và sợi dọc. Do đó cấu trúc bề mặt của vải dệt kim luôn cồng kềnh và thô ráp hơn vải dệt thoi. Vì vậy vải dệt kim luôn chịu tác động ma sát của giặt giũ, sấy và sinh hoạt của người mặc nhiều hơn so với vải dệt thoi cùng thành phần sợi dêt.


3) Giặt , sấy và quá trình sử dụng bảo quản:

Giặt giũ và sấy luôn là tác động ma sát chủ yếu gây ra tình trạng xù lông và vón xơ trên bề mặt vải. Áo quần dệt kim luôn được hướng dẫn sủ dụng giặt sấy với điều kiện nhẹ nhàng và êm dịu hơn áo quần bằng vải dệt thoi.

Ngoài ra, tính chất công việc mà quần áo thường xuyên cọ sát với cạnh bàn, máy móc cũng dẫn đến hiện tượng xù lông vón cục tại vị trí ma sát.

Các biện pháp hữu ích để xử lý xù lông và vón cục xơ trên mặt vải:

  • - Thường xuyên ủi quần áo ở nhiệt độ phù hợp để đảm bảo độ mới, đẹp của vải.
  • - Chọn giặt, vắt, sấy với chế độ phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất 
  • - Phơi mặt trái để đảm bảo độ bền của vải.
  • - Dùng một các cách sau để xử lý dứt điểm hiện tượng xù lông, vón cục trên quần áo
  •                 * Dùng dao lam/dao cạo để cạo bỏ lớp xù lông trên bề mặt quần áo;
  •               * Hoặc dùng lược răng nhỏ chải theo chiều dọc của áo một cách chậm rãi là có thể loại bỏ ngay những cục bông xù của áo
  •                 * Hoặc dùng một đoạn băng dính dán xuống vùng bị xù lông ở áo và nhanh chóng bóc ra khỏi áo
  • Sau đó, dùng bàn ủi nhẹ phần vải vừa được xử lý xù lông, vón cục để đảm bảo tính thẩm mỹ của quần áo.
Nhóm tư vấn - Đồng Phục 247
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục
 
z